Cách đọc

Hướng dẫn đọc kết quả đo mật độ xương

Hướng dẫn đọc kết quả đo mật độ xương

Các độc giả của mình đã bao giờ nghe qua xét nghiệm đo mật độ, khối lượng xương hoặc trọng kháng xương BMD. Tất cả xét nghiệm này đều được áp dụng để xác định được tình trạng xương bằng cách đo mật độ khối lượng xương.

Từ các loại đọc kết quả đo loãng xương, bác sĩ có thể chuẩn đoán được bệnh loãng xương, gãy xương và từ đó đề xuất ra phương pháp điều trị phù hợp.

Qua bài viết này, ckq.edu.vn sẽ nói kĩ về cách đọc kết quả đo độ loãng xương, cùng tìm hiểu nhé!

Cách đọc kết quả đo độ loãng xương

Đọc kết quả đo độ loãng xương

Sau khi xét nghiệm xong, bạn sẽ nhận được chỉ số T- score. Chỉ số T biểu thị mật độ xương của bạn so với tiêu chuẩn của những người khỏe mạnh ở độ tuổi 30. Trong trường hợp chỉ số T càng thấp thì bạn mắc bệnh về xương càng cao.

Từ -1 đến +1: Bình thường

Từ -1 đến -2.5: Xương thấp nhưng chưa tới mức bị bệnh loãng xương

Từ -2.5 đổ xuống: Bạn đã bị loãng xương

Ngoài chỉ số T, BMD của bạn còn được so sánh với mật độ xương bình thường của Người khỏe mạnh cùng độ tuổi (điểm Z). Điểm Z thể hiện mật độ xương của bạn cao hay thấp hơn so với người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng và chủng tộc với bạn. Theo đó, điểm Z được Hiệp hội Đo mật độ lâm sàng quốc tế (ISCD) đánh giá như sau:

  • Điểm Z trên -2.0: bình thường
  • Điểm Z = +0.5, -0.5 hay -1.5: phổ biến đối với phụ nữ tiền mãn kinh
  • Điểm Z ≤ -2,0: mật độ xương thấp hơn tiêu chuẩn của nhóm tuổi

Ngoài xét nghiệm mật độ xương, bác sĩ cũng có thể đề xuất các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu để xem xét nguy cơ mắc bệnh thận, đánh giá chức năng tuyến cận giáp, đánh giá mức độ khoáng chất trong cơ thể liên quan đến sức khỏe xương (chẳng hạn như canxi).

Qui trình đo loãng xương được thực hiện như thế nào?

Quá trình đo mật độ xương thông thường sẽ mất khoảng 20 đến 30 phút. Kỹ thuật này sẽ được áp dụng tại các vị trí xương có nhiều khả năng bị loãng xương, cụ thể xương đốt sống dưới, cổ xương đùi, bên cạnh xương khớp hông, xương cẳng tay…

Các bước đo mật độ xương:

  • Bác sĩ chỉ định người bệnh nằm trên giường đệm của máy đo.
  • Máy đo sẽ di chuyển tới, lui để thực hiện thuận lợi việc đo lường.
  • Thời gian đo kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Người bệnh chờ nhận thông báo kết quả.
READ  CÁCH ĐỌC TIN NHẮN ĐÃ THU HỒI TRÊN ZALO NHANH CHÓNG, ĐƠN GIẢN

Phương pháp xét nghiệm đo mật độ xương là gì?

Phương pháp Dexa

Phương pháp Dexa

Quy trình đo mật độ loãng xương bằng phương pháp đo loãng xương Deax được diễn ra như sau:

  • Bạn nằm ngửa trên bàn đệm với tư thế thẳng hai chân, hoặc có thể được yêu cầu đặt chân trên một bục đệm
  • Một máy quét sẽ đi qua cột sống và hông dưới, một máy quét khác được gọi là trình tạo photon sẽ chạy phía dưới bạn. Hình ảnh từ hai máy quét này sẽ được kết hợp và gửi đến máy tính để xử lý dữ liệu. Kỹ thuật viên sẽ theo dõi quy trình này trên màn hình máy tính.
  • Trong khi thực hiện việc đo lượng, bạn nên nằm yên, đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu bạn nín thở.
  • Để đo mật độ xương ở cẳng tay, ngón tay, bàn tay hoặc bàn chân, máy quét di động (quét DEXA ngoại vi hay p-DEXA) có thể được áp dụng

Phương pháp tia X

Phương pháp tia X

Đo mật độ xương (hay quét mật độ xương) DXA cũng là kỹ thuật sử dụng tia X năng lượng kép để đo tình trạng mất xương. Là biện pháp định lượng mất xương và để theo dõi người đang điều trị. Kỹ thuật này thường được thực hiện ở cột sống và cổ xương đùi. Trong một số trường hợp có thể đo xương toàn bộ cơ thể. DXA cũng thường được sử dụng để chẩn đoán loãng xương ở những đối tượng:

  • Phụ nữ trên 65 tuổi
  • Phụ nữ từ sau tuổi mãn kinh đến 65 tuổi có các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình loãng xương, chỉ số khối cơ thể thấp, hút thuốc lá
  • Người bệnh nam và nữ ở mọi độ tuổi bị gãy xương
  • Người bệnh có kết luận chẩn đoán hình ảnh là mật độ xương giảm hoặc xẹp đốt sống không triệu chứng nhưng tình cờ phát hiện khi thực hiện kỹ thuật chụp ảnh
  • Người bệnh có nguy cơ loãng xương thứ phát
  • Dùng để đánh giá nguy cơ gãy xương của một ai đó.

Tại sao nên thực hiện đo mật độ xương?

  • Xác định được tình trạng xương trước khi xương bạn trở nên nghiêm trọng hơn
  • Dự đón được tình trạng xương trong tương lai
  • Tiếp cận các phương pháp đang điều trị có hiệu quả không

Đối tượng nào nên thực hiện đo mật độ xương?

  • Phụ nữ tiền mãn kinh
  • Nhóm tuổi cao, từ 65 – 70t
  • Hút thuốc
  • Gia đình có tiền sử về bệnh xương hông
  • Người mắc số bệnh: bệnh gan, thận, cường giáp
  • Tiêu thụ nhiều rượu
  • BMI thấp
  • Đàn ông trong độ tuổi 50 – 69t, lạm dụng thuốc và rượu

Ưu điểm và nhược điểm của qui trình đo độ loãng xương

Do mật độ loãng xương bằng DEXA và DXA đều có cả ưu điểm và hạn chế chưa thể khắc phục. Cụ thể:

READ  Cách đọc kết quả chạy máy monitor sản khoa

Ưu điểm

  • Có thể quét mật độ xương của cả cơ thể để đo tỉ lệ khối xương, khối mỡ, và khối cơ đồng thời dự đoán khá chính xác một số nguy cơ bệnh bằng cách đánh giá tình trạng chuyển hóa cơ bản.
  • Người bệnh không cần nhịn ăn trước khi thực hiện.
  • Không xâm lấn, không đau, không gây mê.
  • Giúp kiểm tra, chẩn đoán bệnh loãng xương có độ chính xác rất cao, khả năng sai số chỉ dưới 1%.
  • Thực hiện nhanh chóng và đơn giản, chỉ khoảng 10 – 30 phút.
  • Do có liều chiếu phóng xạ thấp nên đo mật độ loãng xương bằng phương pháp DEXA và DXA đều khá an toàn cho nhân viên thực hiện cùng người bệnh. Cụ thể hai kỹ thuật này chỉ phóng ra một lượng phóng xạ ít hơn 1/10 so với lượng bức xạ tự nhiên có thể tiếp xúc trong một ngày của một người và lượng phóng xạ phóng ra từ X-quang ngực tiêu chuẩn.
  • Thông thường chúng ta chỉ cần căn cứ vào kết quả đo được từ kỹ thuật DEXA, bác sĩ chuyên khoa đã có thể quyết định chính xác bệnh nhân có cần điều trị loãng xương hay không.

Hạn chế

  • Không phải ai cũng có thể đo mật độ loãng xương. Phương pháp này không phù hợp với những bệnh nhân đã từng phẫu thuật cột sống hoặc có biến dạng cột sống.
  • Gãy xương đốt sống dạng lún và viêm xương khớp là những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA và DXA.
  • Thông số đo loãng xương được tạo ra có thể khác nhau khi thực hiện với những thiết bị khác nhau. Do đó việc kiểm tra cần được thực hiện trên cùng một máy và cùng một cơ sở y tế.
  • Đo mật độ xương bằng phương pháp DXA được sử dụng hạn chế ở những người bị biến dạng cột sống hoặc đối tượng đã phẫu thuật cột sống trước đó.

Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt

Chắc hẳn ai trong đời, cũng có một lần đi đo mắt, nhưng bạn lại bị rối bời và băn khoăn khi không hiểu gì về dữ liệu được ghi trên phiếu

Khi đi đo mắt tại một cửa hàng mắt kính, thường ta sẽ nhận được một trong hai tờ phiếu kết quả, nơi ghi chép làm việc cẩn thận thì sẽ xin đầy đủ thông tin của bạn, số độ vào một phiếu khám. Còn nơi làm việc nhanh chóng và ẩu hơn một chút thì sẽ đưa cho bạn miếng giấy in nhiệt được in trực tiếp từ máy đo tự động ra. Dĩ nhiên 2 trường hợp trên không liên quan đến họ đo mắt có chuẩn hay không

Chú thích chung:

  • R/Right/OD: Mắt Phải
  • L/Left/OS: Mắt trái
  • SPH(Sphere): Độ cầu – số độ (Viễn thị dấu + , cận thị dấu -)
  • CYL(Cylinder): Độ trụ – độ loạn
  • AX(Axis): Độ trục (Độ này sinh ra khi có độ CYL)
  • VA: Visual acuity – Thị lực (Ví dụ: 2/10, 7/10)
  • ADD: Độ nhìn gần (Đối với người lớn tuổi)
  • KCĐT/PD: Khoảng cách đồng tử (Một số phiếu khám của nước ngoài sẽ không cung cấp số này)
  • Tất cả các phiếu đo mắt đều ghi số độ mắt phải trước rồi đến mắt trái
READ  Hướng dẫn bạn cách đọc mia máy thủy bình chính xác

Kết quả đo máy tự động

Ở tờ giấy in có thông tin số độ bên dưới đây là giấy in tự động của máy đo tự động chụp kết quả đo của mắt, qua một vài bước cơ bản khác nếu bạn có số độ không phức tạp, độ chính xác sẽ được KTV khúc xạ ghi chú vào chỗ trống của giấy in.

Kết quả đo của máy tự động

Trong giấy in này bạn chỉ cần chú ý 2 phần có liên quan đến số độ của mình gồm có S(Số độ), C (Độ loạn), A (Độ trục):

  • <R> : Số đo mắt phải
  • <L>: Số đo mắt trái
  • PD: Khoảng cách đồng tử
  • TOPCON: Tên máy đo mắt

Tờ kết quả trên cho thấy số độ như sau:

  • Mắt phải: Cận -2.75 loạn -0.75 trục 127
  • Mắt trái: Cận -3.25 loạn -0.50 trục 13
  • Khoảng cách đồng tử 62.5 mm

Kết quả đo KTV khúc xạ

Kĩ thuật viên khúc xạ sẽ khám khúc xạ chủ quan

  • Khúc xạ chủ quan là dựa vào các bước, quy trình đo khám khúc xạ dựa theo kinh nghiệm đã học của KTV được hỗ trợ bằng máy móc. VD: khám thị lực bằng bảng chữ cái trước đây, hiện nay thay bảng đèn bằng bảng điện tử trên màn hình tivi…
  • Khúc xạ khách quan là phương pháp sử dụng dụng cụ soi đáy mắt và bắt bệnh trực tiếp chính xác, phương pháp này áp dụng với các bệnh nhân nhỏ tuổi khó hợp tác trong quy trình đo chủ quan.

Kết quả đo KTV khúc xạ

Ở hình ảnh trên, toa kính của bệnh nhân sau khi đã khám qua các bước:

  • Bác sĩ ghi:
  • MP (O.D): Độ cầu – 3.50, độ trục -0.75, trục 175 và VA 9/10. Tức là mắt phải cận thị -3.5 độ, loạn -0.75 trục 175 thị lực sau khi điều chỉnh là 9/10.
  • MT (O.S): Độ cầu – 3.50 và VA 9/10. Tức là mắt phải cận thị -3.5 độ, thị lực sau khi điều chỉnh là 9/10.
    • Phần không ghi trong mục kính nhìn gần (Near – chỉ trong trường hợp đo mắt cho người lớn tuổi có độ lão thị)
    • Khoảng cách làm việc(WD): Khoảng cách nhìn gần theo nhu cầu công việc của mỗi người như: Người sử dụng máy tính, người làm nối mi, Nail, phẫu thuật, linh kiện điện tử.
    • MP (O.D): Độ nhìn gần ADD mắt phải
    • MT (O.S): Độ nhìn gần ADD mắt trái

Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, tham khảo, ckq.edu.vn không đưa ra bất kì lời khuyên hay chẩn đoán nào hết. Mong các đọc giả đón nhận thông tin với tâm thế thoải mái nhất hén!

 

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button